1. Đôi điều cần biết về tầm soát ung thư
1.1. Khái niệm tầm soát ung thư sớm là gì?
Tầm soát ung thư sớm là các phương pháp sàng lọc được thực hiện trên cơ thể người bệnh để phát hiện sớm các tế bào ác tính. Từ đó giúp tăng cơ hội điều trị bệnh thành công.
Tầm soát ung thư sớm giúp phát hiện được các tổ chức ung thư rất nhỏ, chưa di căn và chưa xâm lấn hay gây ra các triệu chứng và biểu hiện nghiêm trọng.
1.2. Lý do nên thực hiện tầm soát ung thư sớm là gì?
Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm và là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Tuy nhiên trên thực tế có thể phòng ngừa ung thư bằng cách chủ động làm giảm các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được (như hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu vận động…) và kết hợp với chủ động thực hiện tầm soát phát hiện sớm bệnh ung thư để điều trị kịp thời.
Ung thư có thể xuất hiện sớm đối với mọi lứa tuổi, mọi giới tính, số lượng ca mắc mới và tử vong đang có tình trạng gia tăng một cách nhanh chóng theo từng năm, vì vậy mà tầm soát ung thư sớm là việc nên được chú trọng. Với sự phát triển của các kỹ thuật hiện đại trong xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh giúp khả năng phát hiện các loại ung thư được dễ dàng và chính xác hơn. Tầm soát ung thư nên được thực hiện với tần suất từ 6 – 12 tháng/lần.
2. Quy trình thực hiện sàng lọc sớm ung thư cơ bản
Tầm soát ung thư được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Đăng ký và làm thủ tục thăm khám tại quầy lễ tân.
Bước 2: Thực hiện thăm khám lâm sàng cùng bác sĩ chuyên khoa.
Bước 3: Thực hiện các xét nghiệm cơ bản và xét nghiệm chỉ điểm khối u, gồm xét nghiệm máu và nước tiểu.
– Xét nghiệm cơ bản: Phát hiện tình trạng thiếu máu và một số bệnh lý về máu, đánh giá chức năng gan/thận, phát hiện bệnh truyền nhiễm ( virus viêm gan B/C), phát hiện một số bệnh lý về thận – tiết niệu.
– Xét nghiệm chỉ điểm khối u: Tầm soát ung thư đại/trực tràng, tầm soát ung thư đường tiêu hóa/mật/tụy, tầm soát ung thư gan/dạ dày/phổi tuyến giáp.
Đối với nữ sẽ được thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư vú/ buồng trứng/ cổ tử cung.
Bước 4: Thực hiện chẩn đoán hình ảnh gồm chụp X-quang ngực thẳng, siêu âm ổ bụng tổng quát, siêu âm tuyến giáp và nội soi tai mũi họng.
Đối với nữ sẽ được thực hiện chụp nhũ ảnh tuyến vú và siêu ấm tuyến vú hai bên.
Bước 5: Sau khi hoàn thành quá trình thăm khám, người bệnh sẽ trở lại phòng khám lâm sàng ban đầu để bác sĩ đọc kết quả, chẩn đoán bệnh và nhận tư vấn phác đồ điều trị bệnh phù hợp (nếu có).
3. Tầm soát ung thư sớm cần áp dụng với đối tượng như thế nào?
Với tình trạng ung thư đang ngày càng trẻ hóa thì việc thực hiện tầm soát ung thư định kỳ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Việc này còn đặc biệt quan trọng hơn đối với một số đối tượng có nguy cơ cao như:
– Thường xuyên hút thuốc lá: 90% người có sử dụng thuốc là thường xuyên đều mắc ung thư phổi. Hút thuốc lá còn tăng nguy cơ gây ung thư gan, dạ dày, miệng, vòm họng…
– Người bị viêm gan, viêm phổi, viêm dạ dày mạn tính và tái phát nhiều lần không khỏi thường dễ mắc ung thư gan, ung thư phổi hoặc ung thư dạ dày.
– Yếu tố di truyền là một trong số những nguyên nhân gây nên ung thư, nhất là quan hệ cận huyết.
– Chế độ ăn uống thiếu khoa học, chế độ nghỉ ngơi không điều độ, ít vận động và thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi.
– Thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, nhiều hóa chất cũng có nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao như ung thư phổi, ung thư vòm họng…
Mỗi người nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ 6 – 12 tháng/lần hoặc tùy theo khuyến cáo của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu thời gian tầm soát định kỳ chưa tới nhưng cơ thể có xuất hiện các triệu chứng bất thường thì nên thực hiện tầm soát sức khỏe ngay.
Nguồn bài viết: Bệnh Viện Thu Cúc